Ở Hàn Quốc, giờ ăn trưa được coi là quan trọng đối với nhân viên văn phòng. Họ thường tụ tập ăn chung với đồng nghiệp, thậm chí, bữa ăn kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ tại những quán ăn đông đúc. Việc giao tiếp với đồng nghiệp và làm quen trong bữa ăn là điều cần thiết với họ. Ăn trưa xong, họ sẽ đến quán cà phê uống tại đó hoặc mua mang đi.
Ở đây, cà phê không chỉ là thức uống đơn thuần, đó là một phần quan trọng trong lối sống. Đối với nhiều nhân viên văn phòng, nhâm nhi cốc cà phê giờ ăn trưa đã trở thành thói quen mỗi ngày. Họ đến quán, không chỉ để uống cà phê mà để tận hưởng những giây phút thư thái khi ngồi bên nhau trò chuyện.
Chi phí tăng cao, thay đổi thói quen uống cà phê
Uống cà phê vào giờ ăn trưa là một phần quan trọng trong văn hóa của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, giá bữa trưa tăng cao "đốt cháy" ví của người lao động, đang ảnh hướng đến thói quen này.
Lee Sun-ae, 28 tuổi, làm việc tại công ty IT ở Gyeonggi cho biết miếng thịt lợn cốt lết trước đây có giá 12.000 won (9,24 USD) giờ đã tăng lên 15.000 won (11,49 USD).
Thay vì đến nhà hàng, Lee thường đi đến cửa hàng tiện lợi để ăn bữa trưa. Trong khi đó, một người làm việc ở Bukchang-dong, trung tâm Seoul cho biết anh đã bắt đầu chuẩn bị bữa trưa cho mình để mang đi làm.
Theo dữ liệu từ Siksin, nhân viên văn phòng Hàn Quốc phải chi trung bình khoảng 9.633 won (7,38 USD) cho mỗi bữa trưa trong quý 4 năm ngoái. Riêng tại Seoul, chi trung bình cho bữa trưa là 12.285 won (9,41 USD). Ở Busan và Pangyo, nơi có nhiều người trẻ làm việc, chi lần lượt là 11.808 won (9,04 USD) và 11.014 won (8,43 USD), theo Koreajoongangdaily.
Vì phải tiết kiệm tiền, nhiều người lựa chọn từ bỏ uống cà phê sau bữa trưa, thói quen từ lâu đã là biểu tượng ở xứ sở kim chi.
Jeong, nhân viên văn phòng cho biết: "Tôi từng uống ít nhất 1 cốc cà phê mỗi ngày, giá khoảng 2.500 won. Nhưng bây giờ tôi không uống nữa để tiết kiệm tiền".
Nhân viên văn phòng Lee Jae-won dự kiến chi ít nhất 20.000 won (15,5 USD) cho bữa trưa, tiền ăn từ 10.000 đến 15.000 won (7,66 đến 11,49 USD) và 1 cốc cà phê thường có giá 4.000 won (3,06 USD), nhưng giờ giá đã tăng thêm.
"Lạm phát gần đây đã đẩy giá cà phê lên khá cao. Tôi đã nghĩ đến việc chuyển sang cà phê ở cửa hàng tiện lợi hoặc cà phê gói pha sẵn", anh nói.
Không tụ tập ăn chung cùng đồng nghiệp
Theo báo cáo của Viện Hành chính công Hàn Quốc, cả thế hệ MZ (thuật ngữ của Hàn Quốc đề cập đến thế hệ Millennials và thế hệ Z, những người sinh ra từ năm 1981 đến 2012) và thế hệ cũ không còn thích ăn trưa cùng đồng nghiệp.
Đây là kết quả nghiên cứu thực hiện trong tháng 5 và 6/2022, dựa trên 1.021 công chức thuộc các nhóm tuổi khác nhau. Trong đó, gen Z có phản ứng tiêu cực hơn so với các thế hệ cũ, theo Straitstimes.
Những người quản lý chọn ăn trưa một mình vì sợ rằng đồng nghiệp cảm thấy phiền phức, áp lực khi đi ăn cùng họ.
Nhiều người trẻ giờ đây chỉ thích ăn một mình tại nơi làm việc hoặc đến cửa hàng tiện lợi. Điều này cho thấy thế hệ MZ là những người ưu tiên lợi ích cá nhân hơn tổ chức. Họ đang thúc đẩy những thay đổi tại nơi làm việc, mong muốn các tổ chức thiết lập những biện pháp tôn trọng giá trị cá nhân tại nơi làm việc.
Trải qua nhiều năm thử nghiệm, đến năm 2020, chị Sinh đã tạo ra những tác phẩm tranh hoa bằng đất sét khiến bản thân hài lòng. Nhiều người đón nhận tác phẩm, dành lời khen cho tranh khiến chị cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình.
Điều đặc biệt trong tranh của chị Sinh là sự kết hợp giữa hoa nổi đất sét phối trên nền tranh sơn dầu vải canvas.
![]() | ![]() |
Chưa từng học qua bất cứ trường lớp vẽ tranh nào nhưng chị Sinh lại rất sáng tạo trong từng bức tranh.
Mỗi bức tranh hoa đất sét đều dựa trên ý tưởng chị tự nghĩ ra hoặc mô phỏng theo một bình hoa tươi mà chị yêu thích. Chị học hỏi cách vẽ tranh sơn dầu, lên mạng tìm hiểu, mày mò, tự nghĩ ra các mẫu yêu thích rồi mô phỏng theo đó. Chính vì vậy, chị không nhận vẽ tranh theo yêu cầu.
"Mỗi bức tranh tôi đều gửi gắm ý tưởng, tâm hồn, tình yêu với hoa. Chỉ khi là tác phẩm mình thích, mình muốn làm thì mới có sức sống và sự sáng tạo, tranh mới có hồn. Vì vậy tôi không nhận vẽ theo yêu cầu của người khác vì sợ không toát lên được cái hồn của tranh", chị Sinh chia sẻ.
Chị Sinh cho hay, tất cả các loại hoa làm bằng đất sét, chị có thể tự tay phối màu, nặn, tỉa tạo hình dáng theo ý thích. Tranh đất sét bền, giữ được lâu.
Tâm huyết với tranh mai, đào Tết
Nhiều năm qua, các tác phẩm của chị Giáng Sinh được đông đảo mọi người đón nhận. Giáp Tết, chị tận dụng thời gian, tranh thủ làm những bức tranh mai, đào đậm không khí xuân.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Những bông hoa bằng đất sét được tạo hình tỉ mỉ, sắc nét
16 tác phẩm tranh đất sét mai, đào của chị vừa hoàn thiện đều được mọi người dành lời khen ngợi. Đó là động lực giúp chị cố gắng phấn đấu, có những tác phẩm xuất sắc hơn nữa.
“16 tác phẩm này tôi đều rất tâm đắc vì với tôi, mỗi bức tranh là cả một quá trình dài từ lúc cho ra ý tưởng tới lúc vẽ tranh, tạo hình hoa. Làm xong tôi còn phải ngắm đi ngắm lại, chỉnh sửa những chỗ chưa ưng ý để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh nhất", chị chia sẻ.
Trung bình mỗi ngày chị Giáng Sinh làm được khoảng 20 bông đất sét. Mỗi bức tranh mai đào đất sét phải mất hơn một tuần để hoàn thành tùy theo độ khó, rộng, dài của tranh.
"Trước tiên, mình dành 1-2 ngày vẽ tranh sơn dầu, rồi đợi 5-7 ngày cho tranh khô. Trong thời gian chờ tranh khô, mình tranh thủ làm hoa đất sét và chờ 1-2 ngày cho hoa khô. Sau đó mình dùng súng bắn keo gắn hoa lên tranh", chị Sinh nói.
Tranh đất sét bền, giữ được lâu song cũng phải có cách bảo quản tỉ mỉ, tránh bị hỏng, mốc. Chị Sinh cho biết sau khi hoàn thiện sản phẩm, chị sẽ cho tranh vào khung kính để tránh bụi bẩn và côn trùng. Ngoài ra đất sét cần tránh ánh nắng và nước nên người sử dụng phải hết sức chú ý. Với mỗi bức tranh, chị Sinh đều đặt gói chống ẩm bên trong giúp tranh không bị ẩm mốc.
Đăng tải tranh của mình lên các hội nhóm yêu tranh, chị thực sự bất ngờ vì nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Có những bức tranh nhận về số lượng bình luận và "like khủng". Với nhiều người đó chỉ là chuyện nhỏ, nhưng bản thân chị cho đó là nguồn động lực lớn lao. Mọi lời góp ý, chia sẻ của mọi người, chị đều lắng nghe để hoàn thiện tranh cũng như bản thân mình mỗi ngày.
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Monica cho biết một lần ghé thăm khách sạn ở Tokyo, cô bất ngờ khi nhìn thấy một chiếc đèn pin nhỏ đặt ở gần công tắc đèn. Lúc đầu, cô cho rằng dụng cụ này giúp du khách tránh bị đụng vào tường khi đi vệ sinh vào ban đêm. Hoặc có thể đó là cách giúp khách thuận tiện hơn trong việc lấy đồ trong bóng tối mà không cần bật đèn và đánh thức bất kỳ ai, theo Insider.
Vài ngày sau đó, cô di chuyển đến nơi khác và đặt một cái khách sạn khác. Cô bất ngờ khi nhìn thấy chiếc đèn pin nhỏ nằm gần giường ngủ.
Chưa dừng lại ở đó, khi đi nghỉ ở một ryokan, quán trọ truyền thống của Nhật Bản, cô lại phát hiện chiếc đèn pin đã được chuẩn bị sẵn trong phòng.
Trong suốt chuyến khám phá Nhật Bản, đến bất cứ nơi nào, ở khách sạn lớn hay nhà nghỉ nhỏ, Monica đều nhìn thấy chiếc đèn pin gắn trên tường. Sau khi tìm hiểu, cô biết rằng đèn pin được trang bị cho du khách để phòng trường hợp khẩn cấp như động đất.
Andres Zuleta, người sáng lập công ty du lịch cao cấp Boutique Japan, cho biết: "Vì ở Nhật Bản thường hay xảy ra động đất nên việc chuẩn bị phòng trường hợp thiên tai là điều đã ăn sâu vào cuộc sống mỗi ngày của người dân. Các khách sạn ở Nhật đều trang bị đèn pin trong phòng, họ luôn sẵn sàng đối phó trong trường hợp có động đất".
Nếu động đất xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của khu vực, điện và ánh sáng có thể bị cắt. Đèn pin đặt trong mỗi phòng để mọi người vẫn có nguồn sáng, giúp du khách định hướng ra khỏi khách sạn trong trường hợp khẩn cấp.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Nhật Bản nằm ở nơi nhiều mảng kiến tạo lục địa và đại dương gặp nhau. Điều đó có nghĩa là nơi này thường hay xảy ra động đất. Nhật Bản là nơi có nhiều trận động đất nhất trên thế giới.